Các dạng triển khai đồ họa thông tin Đồ họa thông tin

  • Giải thích vấn đề/khái niệm

Dạng này giúp đơn giản hóa các khái niệm phức tạp, thể hiện các ví dụ trực quan, tinh gọn hơn và được sử dụng khi doanh nghiệp muốn trình bày ý tưởng nội dung đến khách hàng. Dạng này hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều trường hợp các định nghĩa quá phức tạp, khó nhớ, khó liên tưởng bằng hình ảnh và bắt mắt. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, lãnh đạo dùng hình thức này để truyền đạt tầm nhìn, nhiệm vụ trong từng giai đoạn theo một cách sáng tạo và gần gũi.

  • Trình bày quy trình

Dạng quy trình có ích trong việc đơn giản hóa các bước trong một quy trình. Nội dung dạng này thường ngắn gọn, tập trung phát triển các bước và nội dung chính thông qua những keyword ngắn gọn, giúp doanh nghiệp diễn giải quy trình làm việc đến khách hàng một cách trực quan, có hệ thống.

  • Giải thích tiến trình

Khác với mục tiêu thể hiện nội dung về quy trình, đồ họa thông tin thể hiện tiến trình khi có nhiều đối tượng nội dung hơn.

Ví dụ: Tiến hình mua của khách hàng, nhiều hành trình mua tương ứng với trường hợp và nhóm khách hàng.

  • So sánh đối tượng

Đây là dạng phổ biến để doanh nghiệp sử dụng khi so sánh về các đặc tính nổi trội của sản phẩm, loại hình dịch vụ công ty và đối thủ cạnh tranh. Một bài phân tích hoặc báo cáo chuyên sâu thường đường đính kèm để giải thích và minh chứng cho nội dung được diễn giải trên đồ họa thông tin.

  • Tóm tắt báo cáo

Dạng đồ họa thông tin báo cáo cho khách hàng của doanh nghiệp thông tin cốt lõi nhất kèm số liệu cụ thể được chọn lọc. Tóm tắt báo cáo thường sẽ được gửi đính kèm với bản giải thích báo cáo chi tiết.

  • Sơ đồ tư duy

Dạng sơ đồ tư duy hỗ trợ việc thể hiện ý tưởng khi nội dung có cấu trúc phức tạp. Nhiều ý chính và phụ được thể hiện trên nhiều nhánh lớn và nhỏ. Bên cạnh đó, dạng sơ đồ tư duy còn được sử dụng với mục đích làm nổi bật ý chính, tầm quan trọng của vật thể chính.

  • Trình bày kế hoạch

Những ưu điểm của dạng trình bày đồ họa thông tin cho nội dung về kế hoạch là thể hiện rõ ý tưởng, mục tiêu kinh doanh để doanh nghiệp tham chiếu; thể hiện logic lộ trình thực hiện (mốc thời gian, đội ngũ nhân sự, chi phí); thể hiện kỳ vọng tăng trưởng và đánh giá tình hình.

  • Thống kê số liệu

Dạng này được sử dụng nhiều trong tiếp thị kỹ thuật số vì đặc điểm phân tích dữ liệu lớn. Thống kê số liệu có ưu điểm như hình thức dễ thể hiện bảng biểu; mô phỏng quy mô, mức độ tác động của số liệu; mô tả kèm hình ảnh cô đọng, sinh động.

  • Trình bày đặc trưng địa lý

Đồ họa thông tin được sử dụng sử dụng các cách mô tả như hiệu ứng chuyển màu, đường nét đứt mô tả, tông màu phân biệt để thay thế mô tả nhân khẩu, vị trí và tận dụng hình ảnh bản đồ.

Ưu điểm của dạng này gồm tùy chỉnh thiết kế theo từng khu vực; thể hiện nhiều dạng nội dung (mật độ dân số, mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, hoạt động kinh doanh, khung thuế,...); tham chiếu, so sánh các đối tượng cùng một thời điểm[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ họa thông tin http://www.socialsamosa.com/2019/05/infographic-im... https://www.brafton.com/blog/creation/8-types-of-i... https://www.cocacolavietnam.com/cau-chuyen-ve-coca... https://contentmarketinginstitute.com/2018/02/big-... https://www.designbold.com/academy/vi/infographic-... https://digitalmarketingphilippines.com/10-reasons... https://sites.google.com/site/infographiccntt2/inf... https://www-03.ibm.com/press/us/en/photo/47161.wss https://insights.newscred.com/the-20-best-infograp... https://www.ventureharbour.com/the-anatomy-of-crea...